Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi là?
Xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-adn-gia-bao-nhieu.html giúp xác định mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha nghi vấn. Xét nghiệm có thể kiểm tra chính xác quan hệ cha-con từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là 1 bước tiến lớn trong y học.
Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi
1. Phương pháp xâm lấn Phương pháp xét nghiệm AND huyết thống trước sinh xâm lấn là cách sử dụng mẫu nước ối hoặc tế bào nhau thai để phân tích. Với phương pháp này thì sản phụ cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bào thai. Thông thường phương pháp xâm lấn này mẫu chủ yếu được dùng để phân tích là mẫu nước ối.
Do quá trình tái hấp thụ nước ối qua hệ tiêu hóa, da, dây rốn và màng ối của thai nhi mà trong nước ối có chứa các tế bào ADN của bào thai. Khi nước ối được gửi đến Phòng khám Pacific, nhờ các công nghệ hiện đại mà các kỹ thuật viên sẽ tách chiết ADN của đứa trẻ và qua nhiều công đoạn để nhận được kết quả nhằm xác nhận quan hệ huyết thống.
Đối với phương pháp này, thời gian để phù hợp chọc dò ối là khi thai nhi đã phát triển tới 16 đến 22 tuần tuổi. Tuy nhiên phương pháp xâm lấn tiềm ẩn nguy cơ sảy thai với tỷ lệ lên đến 1%, nếu không may còn ảnh hưởng đến cả thai phụ với nguy cơ nhiễm trùng tử cung, sinh non, rò nước ối,… Chính vì vậy với bất cứ xét nghiệm nào cần chọc ối cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ và Phòng khám Pacific luôn khuyên các sản phụ không nên dùng phương pháp này mà nên sử dụng phương pháp dưới đây.
2. Phương pháp không xâm lấn Đối với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn thì mẫu phân tích được sử dụng ở đây sẽ là mẫu máu của người mẹ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ lấy mẫu, giảm thiểu đau đớn (không phải sinh thiết nhau thai hoặc chọc dò nước ối) và an toàn cho thai nhi cũng như sản phụ.
Trong máu thai phụ có tồn tại ADN tự do của thai nhi (cff-DNA). Từ phân tích cff- DNA này để phân tích được mỗi quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha nghi vấn. Lý giải điều này là do trên nhau thai chứa các ADN của thai nhi, khi các tế bào nhau thai chết, chúng sẽ giải phóng ADN vào máu của người mẹ và lẫn với ADN tự do của người mẹ, tuy nhiên số lượng ADN của thai nhi chỉ chiếm khoảng 10%, bằng quá trình tách chiết sẽ lấy ra được chính xác ADN của bào thai để sử dụng phân tích. Thời điểm có thể áp dụng xét nghiệm không xâm lấn là khi thai nhi đạt từ tuần thứ 7 trở đi và tốt nhất là ở tuần thai thứ 10. Chính bởi không can thiệp trực tiếp tới thai nhi nên xét nghiệm này không hề gây ảnh hưởng nào tới sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.
Cuối cùng với kết quả phân tích ADN thai nhi https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-adn-o-tphcm.html và kết quả ADN người cha nghi vấn, chúng sẽ được so sánh với nhau để cho kết quả mối quan hệ bào thai và người cha nghi vấn có thực sự là huyết thống không.