Ưu nhược điểm của chụp CT?
Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi chụp CT scanner https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-o-dau-tot.html, là kỹ thuật phát minh bởi nhà vật lý Godfrey Hounsfield và bác sĩ Allan Cormack vào năm 1972. Năm 1979, hounsfield và Cormack được nhận Nobel vật lý nhờ các ứng dụng của CT trong y học, khoa học.
Máy CT đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong lâm sàng vào năm 1974-1976, lúc này máy CT chỉ được dùng để chụp sọ não, thời gian chụp một lát cắt mất vài giờ. Từ những năm 80 trở về sau, CT được ứng dụng rộng rãi hơn trong lâm sàng, được áp dụng cho tất cả các bộ phận trong cơ thể, thời gian chụp nhanh hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn.
Các thế hệ máy CT không ngừng được cải tiến, từ máy một lát cắt, đến thế hệ máy chụp xoắn ốc (Spiral CT) đến thế hệ máy đa lát cắt (2, 4, 6….320, 640 lát cắt) và máy chụp CT năng lượng kép (Dual-CT). Hiện nay, trên thế giới có trên 30.000 máy CT được lắp đặt.
ỨNG DỤNG
Ngày nay, CT được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện bệnh lý từ sọ não, đầu mặt cổ, tim, ngực, bụng, chậu, xương, mô mềm cho đến bệnh lý mạch máu não, cổ, mạch máu chi và các mạch máu tạng khác. CT còn được dùng để hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị, theo dõi sau phẫu thuật. Kỹ thuật 3D-CT cho phép đánh giá chính xác vị trí tổn thương trong không gian 3 chiều, từ đó định hướng tốt cho phẫu thuật cũng như xạ trị. Kỹ thuật này còn dùng để tái tạo 3D trong các bệnh lý bất thường bẩm sinh, giúp cho các nhà phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa tốt hơn các dị tật bẩm sinh. https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-co-hai-khong.html
ƯU ĐIỂM
Hình ảnh rõ nét do không có hình tượng nhiều hình chồng lên nhau Khả năng phân giải những hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với X quang. Thời gian chụp nhanh, cần thiết trong khảo sát, đánh giá các bệnh cấp cứu và khảo sát các bộ phận di động trong cơ thể (phổi, tim, gan, ruột…). Độ phân giải không gian đối với xương cao nên rất tốt để khảo sát các bệnh lý xương. Kỹ thuật dùng tia X, nên có thể dùng để chụp cho những bệnh nhân có chống chỉ định chụp cộng hưởng từ (Đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính cố định, di vật kim loại…).
NHƯỢC ĐIỂM
Do khả năng đâm xuyên mạnh của tia X nên CT khó phát hiện các tổn thương phần mềm hơn là MRI. CT khó phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng và tổn thương tủy sống. Những cơ quan và tổn thương có cùng đậm độ thì khó phát hiện và khó phân biệt trên CT. Độ phân giải hình ảnh của CT thấp hơn MRI, nhất là các cấu trúc mô mềm, vì vậy CT khó phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ.