Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Biếng ăn sinh lý
Đây là nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân hàng đầu, khiến nhiều mẹ “bỉm sữa” lo lắng bởi con đột nhiên “kén ăn”, thậm chí với những món khoái khẩu. Thế nhưng thực tế, đây lại là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với những trẻ từ 1 đến 6 tuổi.
Trước 1 tuổi, tốc độ phát triển của bé rất nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực nạp vào cơ thể cao. Vì thế trong giai đoạn này, mẹ có thể thấy bé nhà mình có thể tăng từ 6 đến 7kg/ năm. Sau 1 tuổi, tốc độ của tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng không nhiều như giai đoạn trước. Do đó, nếu bé nhà bạn đang trong độ tuổi từ 1 đến 6, có biểu hiện biếng ăn nhưng vẫn phát triển đều đặn (tăng khoảng 2kg/ năm) và khỏe mạnh thì bạn cũng không nên quá lo lắng.
Biếng ăn do bệnh
Các bệnh lý ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa… sẽ khiến trẻ mệt mỏi và không còn hứng thú với việc ăn uống. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Biếng ăn do tâm lý
Trẻ con vốn rất năng động và ham chơi. Trong một số trường hợp, bé có thể vì thích thú trò chơi hay đồ chơi mà bỏ qua các bữa ăn. Bên cạnh đó, thay đổi môi trường sống do đột nhiên xa mẹ hoặc lần đầu đi học mẫu giáo cũng là lý do khiến trẻ ăn ít đi. Tuy nhiên, sợ ăn chính là nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân khó điều trị dứt điểm nhất.
Chế độ ăn không phù hợp
Khi trẻ biếng ăn, nhiều phụ huynh thường dùng bánh, kẹo, sữa… làm giải pháp để “dụ” bé ăn. Thế nhưng việc ăn vặt quá nhiều sẽ khiến bé bị no và bỏ qua bữa chính. Đồng thời, điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất phụ huynh nên chọn những giải pháp khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…
Thiếu sắt, thiếu máu
Thiếu sắt không chỉ khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trẻ hay mệt mỏi, thiếu tập trung… mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, làm xuất hiện các tình trạng như biếng ăn, khó nuốt, kém hấp thu... Vì vậy, phụ huynh nên bổ sung sắt bằng những thực phẩm như tôm, trứng, đu đủ… khi chế biến thức ăn cho trẻ.>>>
Ở cuộc sống hiện đại, phụ huynh thường cho con em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử, đặc biệt là di động thông minh. Chính vì điều này đã khiến nhiều trẻ trở nên lười vận động, từ đó dẫn đến việc không tiêu hao năng lượng nên không có cảm giác đói. Do đó, phụ huynh hãy cùng con vận động một ít mỗi ngày để giúp bé tiêu hao năng lượng cũng như tăng cường sức khỏe tổng quát.